Mô hình CARSP là gì?

0

 Hãy đọc khi thực sự muốn nghiêm túc phát triển gian hàng của bạn.

Mô hình CARSP là gì?
Mô hình CARSP là viết tắt của:
  • Content (nội dung)
  • Assortment (danh mục sản phẩm)
  • Rating & Review (chỉ số đánh giá của khách hàng)
  • Search (Khả năng hiển thị trên trang tìm kiếm)
  • Promotion (Khuyến mãi thu hút).



Đây là mô hình mình được training bởi chị CEO cty Jetcommerce (một Agency chuyên service A-Z cho các nhãn hàng top trên thị trường). Chị là người Trung Quốc và đã có một góc nhìn bao quát về Ecommerce của thị trường này.
Thứ nhất, CARSP giúp mình đánh giá được các hoạt động Marketing của một gian hàng là có đang hiệu quả hay không hiệu quả, vì đây là những hạng mục nền tảng bắt buộc phải xây dựng để gian hàng trên sàn phát triển bền vững.
Thứ hai, CARSP giúp mình có một định hướng rõ ràng và không bị chệch hướng trong việc phát triển và triển khai các hoạt động Marketing trên sàn.
*Lưu ý: mình chỉ đang đề cập đến các hoạt động nội sàn thôi nhé.

Content

Content nội sàn sẽ có vài điểm khác biệt so với content trên facebook hay các nền tảng khác. Content ở Sàn bao gồm các hạng mục chính như:
  • SKU Images: Các Hình ảnh mô tả sản phẩm trong đó quan trọng nhất là hình ảnh đầu tiên.
  • Product Title: Tên sản phẩm
  • Product Desciption: Mô tả sản phẩm
  • Shop In Shop: Trang gian hàng
Ở trên là bốn hạng mục content chính mình ưu tiên làm trước cho bất kì gian hàng nào trên cả Shopee

SKU Images

Bao gồm hình ảnh sản phẩm đầu tiên (Power Image) (chiếm vai trò cực kì quan trọng) và các hình tiếp theo của sản phẩm đó. Hành vi của khách hàng hầu như hiện tại chỉ thích xem hình ảnh là nhiều, nên yếu tố quyết định có thêm vào giỏ hàng sản phẩm của bạn hay không phụ thuộc khá lớn vào các hình ảnh này.
Tùy thuộc vào ngành hàng thì những hình ảnh sẽ có cách thiết kế và bố trí khác nhau. Tuy nhiên, có một nguyên tắc chung là:
  • Thể hiện được khuyến mãi của sản phẩm or gian hàng (thường trong các hình đầu tiên)
  • Thể hiện được tính năng của sản phẩm (thường trong các hình tiếp theo)
  • Thể hiện được cam kết hoặc hướng dẫn sử dụng của nhà bán hàng. (thường là hình cuối cùng)
  • Ngoài ra, hãy ưu tiên update những video nếu được.
Hình ảnh đầu tiên Power Image là thứ phải phải tập trung đầu tư đầu tiên để tăng khả năng mua hàng của khách hàng
Các hình ảnh tiếp theo có thể tập trung vào mô tả các tính năng của sản phẩm
Hãy tận dụng hình ảnh cuối cùng để làm một cú “One Hit” khiến khách hàng ra quyết định mua hàng.

Product Title

Tên sản phẩm ở mỗi sàn sẽ có trường phái đặt tên khác nhau một tí, tuy thuộc vào xu hướng và hành vi tìm kiếm của khách hàng thì bạn đặt tên theo đó.
Lưu ý là tên sản phẩm sẽ có ảnh hưởng khá nhiều xếp hạng tìm kiếm của sản phẩm.

Công thức chung

Tên sản phẩm = Tên ngành hàng + Tên thương hiệu + Mã sản phẩm + Chi Tiết Sản Phẩm + Kích thước hoặc Tính năng
  • Ví dụ: [Đồng hồ nữ] [Daniel Wellington] [Classic Petite Melrose] [MH01] [Mặt Trắng 20mm]
Nếu trong các đợt Sale thì đừng quên để Mã giảm giá hoặc quà tặng ở phía trước.
  • Ví dụ: [Mã FASHIONGREEN94 giảm tới 30K đơn 99K] Đồng hồ nữ Daniel Wellington Classic Petite Melrose MH01Mặt Trắng 20mm

Product Description

Trong các trường hợp sản phẩm có giá trị cao, hoặc ngành hàng đặc thù cần tìm hiểu kỹ sản phẩm thì mô tả sản phẩm là một nơi đáng phải đầu tư. Lưu ý, thông thường khách hàng sau khi lướt một lượt các hình ảnh của sản phẩm mà vẫn chưa có quyết định thêm vào giỏ hàng vì một số lí do nhất định, thì sẽ tiếp đọc mô tả sản phẩm.
Lúc này, mô tả sản phẩm sẽ là nơi để bạn thể hiện một cách đầy đủ và đánh thẳng vào tâm lí của khách hàng, khiến họ an hứng thú và an tâm hơn để ra quyết định mua hàng.
Ngoài ra, content mô tả sản phẩm cũng sẽ ảnh hưởng để SEO của sản phẩm đó, trên Shopee còn sẽ ảnh hưởng đến tỉ lệ thoát trang. Nhìn chung là những yếu tố dẫn đến việc xếp hạng trên trang tìm kiếm nội sàn.
Công thức chung khi viết mô tả sản phẩm
  • Mô tả sơ lược tổng quan về lợi ích của sẩn phẩm.
  • Mô tả chi tiết thông số kỹ thuật của sản phẩm.
  • Chia sẻ hướng dẫn sử dụng & cách thức bảo quản.
  • Nhấn mạnh về bảo hành và đổi trả.
  • Thông tin thương hiệu
  • Hashtag
Lưu ý trên các sàn khác nhau
Nếu trên Lazada, bạn hãy tận dụng ngay tính năng Lorikeet để thiết kế mô tả sản phẩm. Hãy dùng hình ảnh càng nhiều càng tốt vì Lazada cho phép update hình ảnh. Mình cũng thường chèn tự nhiên tên sản phẩm vào mục mô tả để tăng điểm SEO sản phẩm.
Nếu trên Shopee, đừng quên dùng hashtag. Nếu trên TIKI thì mình cũng tận dụng hình ảnh cho mục mô tả sản phẩm.
Mình thường tập trung vào những vấn đề của khách hàng và ưu tiên content để giải quyết những vấn đề của họ quan tâm. Phong cách mô tả sản phẩm cũng cần được định hình để khách hàng cảm nhận được yếu tố cá tính thương hiệu (chuyên nghiệp, gần gủi, vui vẻ, chân thành…)
Nếu làm trên sàn Lazada, hãy vào ngay Light Cofffe để xem cách họ làm mô tả sản phẩm cực kì ấn tượng. Bấm vào hình đến đến trực tiếp trang sản phẩm của light coffe (ko có quảng cáo đâu hihi). Sau đó nhớ đọc tiếp bài của mình nha ^^
Đây là một gian hàng viết mô tả sản phẩm rất “cá tính và hiểu người dùng”. Nhấp vào để xem cách họ viết và sau đó trở lại đọc tiếp bài viết này nghen hehe

Shop In Shop

Trang trí trang gian hàng của bạn thật lộng lẫy là một cách để làm hoạt động thương hiệu và tăng tỉ lệ mua hàng thành công. Trang gian hàng là cửa hàng của bạn, là bộ mặt của nhà bán hàng.
Đối với các nhà bán hàng trên Shopee Mall & Lazada Mall thì đây là hạng mục bắt buộc phải đầu tư (theo góc nhìn của mình).
  • Thể hiện toàn bộ bộ nhận diện thương hiệu. Giao tiếp với khách hàng tốt hơn.
  • Tăng khả năng ra quyết định mua hàng của khách hàng.
  • Nếu bạn là shop thường, chẳng sao cả, bạn cũng có những banner để có thể truyền tải nhiều thông điệp.
  • Nếu bạn là Shop Mall, đừng ngần ngại đầu tư vào việc trang trí trang gian hàng theo từng mùa, từng chiến dịch Sale,…
Trên Lazada, mình thường thường học hỏi gian hàng LightCoffee (một trong những nhà bán hàng đỉnh của chóp trên Lazada)
Mỗi banner đều có từng ý nghĩa của riêng nó. LightCoffee vừa cân bằng được việc bán hàng, vừa cân bằng được việc kể câu chuyện (branding) cho khách hàng.
Trên Shopee, bạn rất dễ để nhìn thấy những thiết kế trang trí trang gian hàng bằng việc truy cập vào Shopee Mall.
Các nhãn hàng lớn thường đầu tư vào thiết kế gian hàng rất chỉn chu, bạn có thể tham khảo trong mục shopee mall

Tạm Kết

Vậy là mình vừa đi vào chi tiết mục 1.Content để khái quát hóa những hoạt hạng mục bạn có thể tối ưu về content trên gian hàng trên các sàn TMDT.
Hi vọng có nhiều kiến thức bổ ích có thể giúp gian hàng bạn tối ưu hơn.

Nguồn: Cris to

Đăng nhận xét

0Nhận xét
Đăng nhận xét (0)
Nhóm ZALO với hơn 5000+ sản phẩm chính hãng & chiết khấu cao: Tham Gia NGAY

To Top